Giải đáp: Cằm lẹm niềng răng có hết hay bớt lẹm không? 

Cằm lẹm là gì? Cằm lẹm niềng răng có hết không? Đây là những câu hỏi mà khách hàng của Dr Wondersmile đặt ra khá nhiều trong thời gian qua. Hiểu được những trăn trở của khách hàng, chúng tôi sẽ giải đáp rõ hơn về về vấn đề này trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé! 

Cằm lẹm là gì?

Cằm lẹm là tình trạng cằm bị thụt vào phía trong so với xương hàm trên, không có độ nhô rõ rệt, khiến gương mặt mất cân đối. Cằm lẹm thường có đặc điểm ngắn, nhỏ, với phần da quanh miệng hơi chùng xuống, dễ tạo cảm giác như có hai cằm. Khi nhìn nghiêng sẽ thấy cằm không thẳng hàng với trán và mũi, khuôn miệng có vẻ hô hoặc nhọn hơn khi khép miệng. 

Cằm lẹm làm gương mặt mất cân đối
Cằm lẹm làm gương mặt mất cân đối

Cằm lẹm không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, mà còn làm giảm chức năng nhai, gây khó khăn trong phát âm và có thể dẫn đến những vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ thường tư vấn người có cằm lẹm niềng răng nhằm cải thiện chức năng của răng và diện mạo khuôn mặt. 

Cách nhận biết cằm lẹm

Cằm lẹm là như thế nào? Làm sao để nhận biết cằm lẹm. Hãy cùng tìm hiểu qua những dấu hiệu bên dưới đây:

  • Kích thước cằm nhỏ, ngắn và nông
  • Đỉnh mũi, miệng và cằm không tạo thành một đường thẳng
  • Da vùng cằm bị chùng, xuất hiện nhiều nếp nhăn quanh miệng
  • Khoảng cách giữa cằm và cổ ngắn, cảm giác có 2 cằm
  • Hàm hô hoặc đẩy ra phía ngoài, môi dưới trề và nhọn hơn khi khép miệng

Xem thêm: Niềng răng nên ăn gì

Dấu hiệu nhận biết cằm lẹm
Dấu hiệu nhận biết cằm lẹm

Niềng răng có thể là giải pháp hiệu quả để cải thiện cằm lẹm, đặc biệt khi nguyên nhân là do khớp cắn không đúng. Nếu bạn đang tự hỏi cằm bị lẹm niềng răng có hết không, câu trả lời sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ và tình trạng cụ thể của từng người. Tình trạng cằm và xương hàm cần được kiểm tra bằng đội ngũ có chuyên môn để xác định phương pháp chỉnh sửa và phác đồ điều trị hiệu quả. 

Nguyên nhân gây lẹm cằm 

Tình trạng cằm lẹm thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm yếu tố di truyền, sự phát triển của xương,… Một số thói quen cũng có thể ảnh hưởng xấu đến cấu trúc răng hàm và gây ra lẹm cằm. Hãy cùng điểm qua những nguyên nhân phổ biến dưới đây:

1. Di truyền và bẩm sinh

Di truyền là một yếu tố đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành cấu trúc khuôn mặt. Đặc điểm cằm có thể di truyền từ như cha mẹ, ông bà trong gia đình. Nếu người thân bạn có cằm lẹm, bạn cũng có thể kế thừa đặc điểm này.

Ngoài ra, tình trạng hàm trên phát triển mạnh hơn hàm dưới cũng sẽ dẫn đến sự mất cân đối giữa hai hàm và gây ra hiện tượng cằm lẹm. Điều này làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt dần dần theo thời gian.

2. Thói quen không tốt

Một số thói quen như mút tay, đẩy lưỡi hay bú bình khi còn nhỏ có thể ảnh hưởng khớp cắn và gây ra sự sai lệch cấu trúc xương hàm. Những thói quen này nếu không được chú ý và cứ kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm, tạo ra sự mất cân đối, dẫn đến tình trạng cằm lẹm.

Một số thói quen xấu gây ra cằm lẹm
Một số thói quen xấu gây ra cằm lẹm

3. Chấn thương vùng cằm

Cằm lẹm cũng xảy ra khi một người bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng cằm dưới. Tai nạn hay va đập có thể để lại sẹo và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới xương cằm, đặc biệt là chấn thương vùng cằm dưới. Các biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ không đảm bảo cũng để lại tình trạng này. Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến cấu trúc cằm, làm cằm lẹm. 

4. Tiêu xương và tuổi tác

Một tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi hoặc những người mắc các bệnh về xương là tình trạng tiêu xương hàm. Tiêu xương hàm là tình trạng xương bị suy giảm do mất răng và viêm nha chu. Tiêu xương làm mất độ nhô của cằm, khiến cằm lẹm vào và đường nét trên khuôn mặt mất cân đối.

Xem thêm: Niềng răng bao lâu

Niềng răng có hết lẹm cằm?

Câu hỏi “cằm lẹm niềng răng có hết không” là thắc mắc của nhiều người khi gặp phải khuyết điểm này. Nếu tình trạng cằm lẹm diễn ra do răng hô hoặc hàm trên phát triển quá mức, niềng răng có thể giúp cải thiện vấn đề trên. Niềng răng sẽ giúp các răng dịch chuyển về đúng vị trí, làm khớp cắn trở nên chuẩn xác hơn, giảm thiểu đáng kể tình trạng cằm lẹm. Đồng thời, việc căn chỉnh này giúp khuôn mặt trở nên cân đối hơn và mang đến vẻ ngoài hài hòa.

Niềng răng có thể khắc phục tình trạng cằm lẹm
Niềng răng có thể khắc phục tình trạng cằm lẹm

 Đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi, việc niềng răng sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Niềng răng từ sớm có thể giúp điều chỉnh sự phát triển của xương hàm, giúp cằm của trẻ trở nên cân đối. Nếu trẻ có dấu hiệu cằm lẹm hoặc răng hô, ba mẹ nên đưa trẻ đến các nha khoa uy tín để bác sĩ đánh giá tình trạng và can thiệp kịp thời. Việc điều trị sớm sẽ giúp hạn chế các vấn đề về cằm khi trưởng thành và tránh các phương pháp phẫu thuật phức tạp sau này.

Các phương pháp niềng răng khắc phục cằm lẹm

Dưới đây là các phương pháp niềng răng hiệu quả trong điều trị cằm lẹm. Bạn có thể tham khảo và cân nhắc loại hình niềng răng phù hợp với nhu cầu của mình.

Niềng răng mắc cài kim loại

 Niềng răng mắc cài kim loại là một trong những kỹ thuật chỉnh nha phổ biến được nhiều người lựa chọn. Mắc cài, dây thun và dây cung sẽ được phối hợp để tạo lực kéo để nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp này giúp tạo khớp cắn chuẩn, từ đó làm giảm tình trạng cằm lẹm. 

Niềng răng mắc cài kim loại có chi phí hợp lý, giúp cải thiện các khuyết điểm răng hô, vẩu từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, niềng răng mắc cài có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đôi khi gây khó chịu cho người đeo và cũng khó vệ sinh, dễ bị bung mắc cài. Hiện nay, có hai loại niềng răng kim loại phổ biến: niềng răng mắc cài kim loại truyền thống và niềng răng mắc cài kim loại tự buộc.

Niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài sứ

Một lựa chọn khác để cải thiện tình trạng cằm lẹm là sử dụng niềng răng mắc cài sứ. Phương pháp này gần như tương tự với niềng răng mắc cài kim loại.  Điểm khác biệt là các mắc cài sẽ được làm từ chất liệu sứ giống với màu răng, giúp tăng tính thẩm mỹ. 

Niềng răng mắc cài sứ tuy có chi phí cao hơn niềng răng mắc cài kim loại nhưng ít lộ khi giao tiếp nên phù hợp với những người chú trọng đến ngoại hình. Tuy nhiên, thời gian niềng răng mắc cài sứ có thể lâu hơn, và phương pháp này không phù hợp cho các trường hợp răng hô hoặc răng vẩu quá nặng. 

Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng cằm lẹm bằng khay niềng trong suốt

Niềng răng trong suốt là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng khay niềng trong suốt thay vì các khí cụ mắc cài, dây thun hay dây cung. Ở Dr. Wondersmile, các khay niềng được đội ngũ bác sĩ và chuyên gia nha khoa hàng đầu tại Singapore thiết kế dựa theo phác đồ chỉnh nha ưu việt nhất dành riêng cho mỗi khách hàng. 

Xem thêm: Nha khoa uy tín

Niềng răng bằng khay niềng trong suốt
Niềng răng bằng khay niềng trong suốt

Khay niềng trong suốt có ưu điểm vượt trội là không ảnh hưởng đến vẻ ngoài của răng và có thể tháo lắp dễ dàng. Phương pháp niềng răng bằng khay trong suốt này giúp giảm tình trạng cằm lẹm hiệu quả mà không gây vướng víu như mắc cài kim loại. Đặc biệt, khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile sử dụng vật liệu Zendura FLX đàn hồi 3 lớp, được sản xuất 100% tại Đức và không chứa BPA. Đây là sản phẩm chất lượng cao cấp bậc nhất trên thị trường hiện nay. Khay niềng trong suốt Dr. Wondersmile cũng giúp bạn ăn uống thoải mái và vệ sinh răng miệng dễ dàng hơn. 

Với đội ngũ bác sĩ chỉnh nha được đào tạo bài bản và dày dạn kinh nghiệm, cùng với việc liên tục cập nhật công nghệ hiện đại nhất, Dr.Wondersmile là địa chỉ uy tín để tư vấn và giúp bạn lựa chọn phương pháp niềng răng hiệu quả. Đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi hoặc đặt lịch thăm khám tại: https://drwondersmile.com.vn/

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn thông tin cằm lẹm là như thế nào, cằm lẹm niềng răng trong suốt có hiệu quả không và những phương pháp niềng răng có thể cải thiện được tình trạng này. Mỗi phương pháp niềng răng cải thiện cằm lẹm đều có những ưu nhược điểm riêng. Bạn hãy mạnh dạn tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu hơn về tình trạng răng – hàm và đưa ra quyết định phù hợp nhất với bản thân.