Nong hàm niềng răng là một trong những kỹ thuật quan trọng của quá trình chỉnh nha. Kỹ thuật này giúp răng được dịch chuyển vào đúng vị trí và cải thiện khớp cắn. Câu hỏi được nhiều người đặt ra: Nong hàm là gì, tại sao lại cần phải nong hàm, và liệu nong hàm có làm thay đổi gương mặt hay không? Hãy cùng chuyên gia Dr Wondersmile tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Nội dung chính
ToggleNong hàm là gì?
Nong hàm niềng răng là một phương pháp chỉnh nha an toàn và hiện đại, được sử dụng thay thế cho việc nhổ răng khi chỉnh nha. Kỹ thuật này được chỉ định cho các vấn đề như vòm hàm hẹp, răng chen chúc hoặc khớp cắn chéo, giúp răng dịch chuyển dễ dàng về vị trí mong muốn.
Các khí cụ chuyên dụng sẽ được dùng để nới rộng vòm hàm, tạo thêm không gian cho răng di chuyển về vị trí đúng mà vẫn giữ tối đa số lượng răng tự nhiên. Đây là phương pháp phổ biến giúp cung hàm cân đối hơn, cải thiện chức năng nhai và tăng tính thẩm mỹ sau khi niềng răng.
Quá trình nong hàm được cá nhân hóa với khí cụ được thiết kế riêng phù hợp cho từng tình trạng răng cụ thể. Khí cụ này thường được đeo đều đặn để cung hàm từ từ mở rộng, đảm bảo sự dịch chuyển răng hiệu quả và an toàn.
Hiện nay, có hai loại khí cụ nong hàm phổ biến:
- Hàm nong tháo lắp: Có thể điều chỉnh lực nới rộng một cách nhẹ nhàng và dễ dàng tháo rời. Loại khí cụ này phù hợp cho trẻ em và người lớn có yêu cầu vệ sinh tiện lợi.
- Hàm nong cố định: Được gắn chặt vào răng và sử dụng lực cơ học để mở rộng hàm nhanh chóng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây cảm giác khó chịu và cần phải chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng hơn.
Nong hàm có thể thực hiện ở mọi độ tuổi, nhưng thường đạt hiệu quả tốt nhất đối với trẻ em từ 7 – 8 tuổi, khi xương hàm vẫn đang phát triển. Với sự hỗ trợ từ các khí cụ chỉnh nha hiện đại, kỹ thuật nong hàm không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn giúp giảm thiểu những bất tiện và đau đớn khi nhổ răng trong quá trình điều trị.
Xem thêm: Cằm lẹm niềng răng có bớt
Trường hợp nào cần nong hàm?
Dưới đây là các trường hợp phổ biến mà bác sĩ sẽ chỉ định nong hàm niềng răng.
Vòm hàm hẹp
Qua hình ảnh chụp cắt lớp hoặc thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ đánh giá xem vòm hàm có hẹp hay không. Trên thực tế, không có chỉ số cụ thể cho việc chẩn đoán hàm hẹp mà dựa trên sự tương quan giữa vòm hàm và cấu trúc khuôn mặt.
Nếu vòm hàm hẹp, bác sĩ sẽ chỉ định nong hàm để tạo sự cân đối khuôn mặt và đủ khoảng trống cho răng sắp xếp, hạn chế việc nhổ răng.
Răng chen chúc, không đủ chỗ xếp răng
Khi răng mọc chen chúc, lệch lạc do không đủ chỗ trong cung hàm, bác sĩ sẽ chỉ định nong hàm để nới rộng không gian, giảm tình trạng phải nhổ răng mà vẫn đảm bảo răng có vị trí phù hợp.
Trong một vài trường hợp dù vòm hàm không hẹp nhưng không đủ chỗ để sắp xếp 28 – 32 chiếc răng, thì nong hàm vẫn là phương pháp cần thiết trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, việc này chỉ áp dụng khi cần mở rộng hàm ở mức độ nhỏ, tránh ảnh hưởng đến sự hài hòa khuôn mặt.
Hàm bị méo hoặc lệch khớp cắn
Hàm lệch hoặc méo là khi một trong hai hàm mất cân đối, nghiêng hẳn về một bên, gây ra lệch lạc trong khớp cắn. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ sử dụng lực nong để điều chỉnh một bên hàm, giúp hàm cân xứng và khuôn mặt hài hòa hơn.
Vì nong hàm là thủ thuật tác động trực tiếp đến xương hàm, bạn cần được bác sĩ thăm khám, chụp phim và đánh giá kỹ lưỡng để xác định có cần nong hàm hay không và thực hiện với phương pháp tối ưu nhất.
Xem thêm: Niềng răng nên ăn gì
Các phương pháp nong hàm phổ biến hiện nay
Hiện nay, có 3 phương pháp nong hàm niềng răng được áp dụng phổ biến. Các loại nong hàm này đều có những ưu nhược điểm riêng. Hãy cùng tìm hiểu sau đây:
- Nong hàm nhanh (Rapid Palatal Expander – RPE): phương pháp này mở rộng hàm từ 0,5mm đến 1mm mỗi ngày, tập trung vào việc nới rộng diện tích xương hàm. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của xương nhanh hơn tốc độ di chuyển của răng, dễ dẫn đến tình trạng hai răng cửa ngày càng cách xa nhau. Để ngăn ngừa điều này, khách hàng phải thực hiện niềng răng thẩm mỹ sau khi nong hàm nhanh.
- Nong hàm chậm: phương pháp này sử dụng khí cụ mở rộng hàm từ từ với tốc độ 1mm mỗi tuần, giúp cân bằng tốc độ phát triển của xương và tốc độ di chuyển của răng. Nong hàm chậm sẽ mất thời gian hơn nhưng giảm được tình trạng hai răng cửa xê dịch và cũng ít đau hơn so với nong hàm nhanh.
- Nong hàm bằng dây cung: phương pháp này thường được áp dụng cho tình trạng răng chen chúc nhẹ. Dây cung được sử dụng trong quá trình nong hàm sẽ giúp người đeo cảm giác thoải mái hơn mà vẫn tạo được khoảng trống như mong muốn. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này vẫn chưa được đảm bảo, và nhiều trường hợp phải thực hiện kỹ thuật khác thay thế vì không đạt được kết quả như mong muốn.
Việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người và chỉ định của bác sĩ nha khoa sau khi được thăm khám.
Vì sao phải nong hàm khi niềng răng?
Nong hàm là giải pháp thay thế cho việc nhổ răng, giúp mở rộng cung hàm, tạo khoảng trống để răng dịch chuyển về đúng vị trí. Phương pháp này không những hạn chế đau khi nhổ răng mà còn giúp cải thiện thẩm mỹ khuôn mặt, khắc phục tình trạng lệch khớp cắn, hàm hẹp, hoặc răng mọc chen chúc. Đặc biệt, nong hàm hỗ trợ cân bằng tương quan giữa răng, xương hàm và khuôn mặt, mang lại nụ cười đều đẹp, tự nhiên. Đây là bước quan trọng trong chỉnh nha, giúp đảm bảo hiệu quả lâu dài và ổn định cho hàm răng sau niềng.
Nong hàm có thay đổi khuôn mặt không?
Phương pháp nong hàm niềng răng có thể mang lại những thay đổi nhất định cho khuôn mặt, nhưng không quá rõ rệt. Nong hàm sẽ mở rộng cung hàm, làm hàm trên và hàm dưới trở nên vừa vặn với nhau. Nong hàm trên có thể khiến phần gốc mũi rộng hơn một chút, trong khi nong hàm dưới giúp làm rõ nét đường viền xương hàm.
Ở một số trường hợp, việc nới rộng cung hàm cũng cải thiện cấu trúc tổng thể, làm cho sống mũi trông cao hơn và khuôn mặt trở nên góc cạnh hơn. Mức độ thay đổi này phụ thuộc vào hình dáng khuôn mặt và tình trạng hàm ban đầu của từng người.
Tóm lại, để tránh những rủi ro không mong muốn, bạn nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm. Đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với bác sĩ để hiểu rõ hơn về quy trình nong hàm niềng răng, từ cảm giác đau, tác động đến răng, đến khả năng thay đổi khuôn mặt. Sự phối hợp giữa bạn và nha sĩ sẽ giúp đảm bảo hiệu quả và thẩm mỹ tối ưu.
Xem thêm: Niềng răng bao lâu
Vừa nong hàm vừa niềng răng được không
Nong hàm là giai đoạn giúp nới rộng vòm hàm để nới rộng vòm hàm, giúp răng dễ dàng di chuyển hơn để mang lại hiệu quả niềng răng tốt nhất, vừa nong hàm vừa niềng răng song song để giúp qua trình niềng răng diễn ra nhanh hơn.
Thời gian nong hàm trong bao lâu?
Thời gian nong hàm thường dao động từ 3 đến 6 tháng, nhưng có thể thay đổi tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi người. Giai đoạn đầu, khí cụ sẽ giúp mở rộng vòm hàm trong khoảng 2 – 3 tuần. Sau đó, bạn sẽ cần duy trì đeo khí cụ thêm vài tháng để ổn định cấu trúc xương và tránh hiện tượng vòm hàm bị co lại.
Đối với trẻ em, quá trình nong hàm thường diễn ra nhanh hơn nhờ xương hàm còn mềm và dễ uốn nắn. Trong khi đó, ở người trưởng thành, xương hàm đã cứng chắc, nên thời gian nong hàm có thể kéo dài hơn để đạt được kết quả mong muốn.
Để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của nha sĩ và thường xuyên tái khám để theo dõi tiến trình. Nếu bạn chú ý chăm sóc răng miệng và phối hợp tốt với nha sĩ, quá trình nong hàm sẽ diễn ra thuận lợi, đạt được kết quả thẩm mỹ và cải thiện các chức năng của răng.
Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về nong hàm niềng răng, các phương pháp nong hàm phổ biến và giải đáp câu hỏi nong hàm có thay đổi khuôn mặt hay không. Nếu bạn đang gặp vấn đề về khớp cắn hoặc cần được tư vấn về dịch vụ niềng răng trong suốt an toàn, uy tín, hãy liên hệ ngay với Dr Wondersmile qua số hotline: 096 533 4233 để được đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao hỗ trợ tận tình nhé!